Nám da và tàn nhang là vấn đề da mà nhiều người nhất là chị em phụ nữ đang gặp phải. Đây là 2 vấn đề da liễu khác nhau, tuy nhiên vẫn có một số bạn vẫn chưa phân biệt được sự khác nhau giữa nám da và tàn nhang. Để hiểu rõ hơn về 2 tình trạng da này cũng như tìm cách điều trị phù hợp, bạn hãy cùng MIRI tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
Khái niệm nám da và tàn nhang
Nám và tàn nhang là 2 vấn đề da hình thành do hiện tượng tăng sinh melanin quá mức trên da. Nám da và tàn nhang không gây ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng lại làm cho gương mặt kém thẩm mỹ, nhất là với người Á Đông luôn yêu thích một làn da trắng đều và mịn màng. Nếu như nám là nỗi ám ảnh dai dẳng của nhiều chị em phụ nữ, thì theo thị hiếu của giới trẻ hiện nay, tàn nhang lại nổi lên như một trend trong một số makeup look đặc biệt.
Phân biệt nám da và tàn nhang
Nếu chỉ nhìn sơ qua, nám da và tàn nhang khá giống nhau và dễ gây nhầm lẫn, bạn có thể phân biệt sự khác nhau giữa nám và tàn nhang qua các yếu tố sau:
Hình dạng và màu sắc
Nám da: Có hình dạng các đốm nâu có màu từ vàng, nâu, đen có hình dạng không nhất định và kích thước thường lớn hơn tàn nhang. Xuất hiện rải rác trên mặt hoặc xuất hiện dưới dạng các đốm nhỏ li ti kết hợp thành một mảng nám.
Tàn nhang: Là những đốm nhỏ có màu xám, vàng, vàng nhạt, nâu nếu đi ra nắng các đốm này sẽ có xu hướng đậm màu hơn. Kích thước của nám khoảng từ 1 – 5mm dạng hình tròn to bằng đầu ghim, nằm riêng lẻ hoặc nằm gần nhau tạo thành mảng.
Khu vực phân bố
Nám da: Chân nám thường nằm sâu ở lớp biểu bì da, xuất hiện nhiều trên mặt đặc biệt là 2 bên gò má, trán, mũi, cằm…
Tàn nhang: Nằm ở vị trí nông, xuất hiện không chỉ trên mặt mà có thể ở cả trên người như: ngực, cổ, tay…
Nguyên nhân hình thành
Nám da: Nguyên nhân hình thành đến từ các yếu tố nội sinh và ngoại sinh khác nhau như:
– Nội sinh: Di truyền; Sự thay đổi hoặc thiếu hụt tiết tố do tuổi tác, mang thai…; Căng thẳng kéo dài; Tác dụng phụ của việc dùng thuốc, lạm dụng thuốc tránh thai… (khiến Estrogen tăng cao); Chế độ ăn uống và sinh hoạt thiếu khoa học, tiêu thụ chất kích thích.
– Ngoại sinh: Tia UV, môi trường ô nhiễm, bụi siêu mịn, chăm sóc da không đúng cách, dùng mỹ phẩm không rõ nguồn gốc chứa thành phần bào mòn da.
Tàn nhang: Nguyên nhân chủ yếu là do di truyền, tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời, sự thay đổi nội tiết tố tuổi dậy thì…
Đối tượng
Nám da: Bắt đầu xuất hiện ở phụ nữ từ độ tuổi 30 trở đi, nhất là phụ nữ mang thai, sau sinh, tiền mãn kinh. Tuổi càng cao, nguy cơ sạm nám càng tăng do nội tiết giảm mạnh và các gốc tự do tích tụ nhiều. Nám đặc biệt xuất hiện ở người có làn da sẫm màu.
Tàn nhang: Có thể xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi nào và đặc biệt là vào độ tuổi dậy thì và xuất hiện nhiều ở người có làn da mỏng, người da trắng đặc biệt là ở người châu Âu.
Phân loại nám và tàn nhang
Các loại nám da
Nám mảng: Là dạng nám biểu bì, có chân nám nằm không quá sâu, mọc theo từng mảng và có màu sắc từ nâu đậm cho đến nâu nhạt. Đây là tình trạng nám nhẹ dễ chữa trị nếu được phát hiện kịp thời.
Nám chân sâu: Hay còn gọi là nám chân đinh vì có chân nám nằm sâu ở biểu bì da và kích thước như đầu đinh. Đây là tình trạng nám nặng và khá khó chữa trị.
Nám hỗn hợp: Là sự kết hợp của nám mảng và nám hỗn hợp. Nám hỗn hợp xuất hiện ở dạng đốm nâu, và mảng nám tối màu có chân nằm sâu ở lớp hạ bì và hình dáng tương tự tàn nhang.
Các loại tàn nhang
Ephelides: Loại tàn nhang này có màu nhạt (xám nhạt, nâu nhạt…) xuất hiện nhiều vào mùa hè và nhạt dần vào mùa đông. Đây là loại tàn nhang có tính di truyền và gặp chủ yếu ở người da trắng (người châu Âu).
Lentigines: Loại này sẽ có màu đậm hơn như: nâu, vàng, đen… và xuất hiện ở mọi lứa tuổi kể cả trẻ em. Khác với Ephelides, loại tàn nhang này sẽ không nhạt đi vào mùa đông mà trái lại còn có xu hướng đậm hơn nếu như bạn tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời.
Cách điều trị nám da và tàn nhang
Bảo vệ da trước ánh nắng mặt trời
Tia UV từ ánh nắng mặt trời là nguyên nhân lớn nhất gây tăng sinh melanin khiến da dễ bị sạm, nám, tàn nhang… Vì thế để ngăn ngừa và điều trị nám, tàn nhang hiệu quả, bạn cần tập trung bảo vệ cho làn da thật tốt bằng cách sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30 trở lên cùng PA+++. Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời vào khung giờ có cường độ tia UV cao (10h-16h).
Sử dụng các sản phẩm trị nám da và tàn nhang
Để những vết nám và tàn nhang nhanh cải thiện, bạn cần sử dụng thêm các sản phẩm dưỡng đặc trị phù hợp. Trên thị trường hiện nay không khó để bắt gặp các sản phẩm trị nám da, tàn nhang, tuy nhiên bạn cần phải tìm hiểu kỹ về thương hiệu cũng như hoạt chất trong sản phẩm có thật sự mang lại hiệu quả trị nám và an toàn toàn cho da không. Tránh mua các sản phẩm trôi nổi, kém chất lượng sẽ làm tình trạng da ngày một tệ hơn. Những hoạt chất được các chuyên gia nghiên cứu và ứng dụng nhiều trong các sản phẩm trị nám hiệu quả bạn có thể tham khảo như: Pycnogenol, Alpha – Arbutin, Niacinamide…
Tăng cường sức khỏe làn da từ bên trong
- Ngoài chăm sóc da từ bên ngoài thì để hạn chế việc nám, tàn nhang quay trở lại bạn cũng cần tăng cường sức khỏe cho làn da từ bên trong, hạn chế các vấn đề nội tiết.
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học với thực đơn bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất từ rau xanh. Tập thói quen uống nước lọc thay cho các đồ uống có ga và có đường tinh luyện khác.
- Hạn chế ăn các món ăn chứa nhiều carbs: bánh kẹo ngọt, khoai tây chiên, đồ uống ngọt, café, bia, rượu… sẽ gây nên sự mất cân bằng hoocmon trong cơ thể.
- Cân nhắc trước khi sử dụng thuốc có khả năng gây thay đổi nội tiết tố như: thuốc tránh thai, thuốc chứa thành phần Estrogen…
- Chăm chỉ tập luyện thể thao nâng cao sức khỏe mỗi ngày và đặc biệt nói không với thuốc lá và chất kích thích gây hại cho sức khỏe.
Xem thêm:
Bài viết liên quan: