Nám da một vấn đề về da không còn quá xa lạ với phái đẹp. Đây là một vấn đề làm đau đầu nhiều phụ nữ và một số nam giới trên khắp thế giới. Nám có thể ảnh hưởng đến vẻ ngoài, sự tự tin và giao tiếp hằng ngày của bạn, và nó thường khó để điều trị hoàn toàn. Nám có thể xuất hiện ở nhiều nơi trên khuôn mặt và cơ thể và hôm nay chúng ta sẽ cùng bàn về nám vùng quanh miệng. Trong bài viết này, bạn hãy cùng MIRI tìm hiểu về nguyên nhân hình thành nám vùng quanh miệng và cách điều trị hiệu quả như thế nào nhé.
Nám quanh miệng là gì?
Nám quanh miệng là tình trạng các đốm nám, mảng nám xuất hiện xung quanh vùng miệng nhất là vùng ria mép. Nám quanh miệng có thể ở dạng nhẹ như nám đốm, nám mảng các đốm tàn nhang, nám có màu nâu nhạt, vàng chỉ nằm trên lớp biểu bì của da. Hoặc nám miệng có thể ở dạng nặng như nám sâu với chân nám nằm sâu hơn ở lớp hạ bì của da, điều đó làm cho loại nám này rất khó xử lý.
Nám hay nám quanh miệng thường xuất hiện ở phụ nữ tuổi từ 30 trở lên, tuy nhiên hiện nay, do một số tác động tiêu cực từ môi trường và từ yếu tố bên trong nên nám có thể xuất hiện sớm hơn và nếu không điều trị kịp thời thì tình trạng nám sẽ trở nên nặng nề và khó trị hơn.
Nám quanh miệng gây ảnh hưởng gì?
Nám quanh miệng tuy không gây ảnh hưởng vì về sức khỏe nhưng về một số khía cạnh khác, nó lại gây nên các vấn đề như:
Tác động tới sự hài hòa màu sắc da: Nếu nám quanh miệng nổi bật, nó có thể tạo ra sự không đều màu trên khuôn mặt, khiến cho da trở nên mất đi sự hài hòa màu sắc.
Gây giảm sự tự tin: Nám quanh miệng thường xuất hiện trên khuôn mặt, là một phần quan trọng của vẻ ngoại hình. Người bị nám quanh miệng có thể cảm thấy tự ti và mất tự tin vì tình trạng này.
Khó chịu về mặt tinh thần: Việc biết rằng mình có nám quanh miệng có thể tạo ra sự không thoải mái tinh thần, đặc biệt khi phải đối mặt với sự chú ý của người khác.
Khó khăn trong việc trang điểm: Nám quanh miệng có thể làm cho việc trang điểm trở nên khó khăn hơn, đặc biệt là khi cần che đi vết nám và đảm bảo trang điểm tự nhiên và đẹp.
Nguyên nhân hình thành nám quanh miệng
Tác động của ánh nắng mặt trời
Như chúng ta đã biết, ánh nắng mặt trời chính là nguyên nhân chính gây ra các tình trạng sạm nám trên da. Ánh nắng mặt trời chứa các tia tử ngoại UVA, UVB. UVA có khả năng xâm nhập sâu vào lớp biểu bì da và kích thích tạo ra melanin – hắc sắc tố gây sạm nám da. UVB có thể gây cháy nắng và làm cho nám trở nên sậm màu hơn cũng như tình trạng nám trở nên nặng hơn.
Thay đổi hormone
Mang thai: Phụ nữ mang thai thường trải qua nhiều biến đổi hormone trong cơ thể khiến kích thích tăng sinh melanin và đây có thể là một yếu tố góp phần vào việc hình thành nám quanh miệng, hay được cho là 1 phần của “mặt nạ thai kỳ”.
Sử dụng thuốc: Sử dụng 1 số các loại thuốc như thuốc tránh thai, kháng sinh, thuốc kháng viêm có thể khiến rối loạn hormone và làm da bị hình thành nám nội sinh.
Tổn thương trên da
Nếu vùng da quanh miệng của bạn bị tổn thương do 1 số yếu tố khác nhau như: mụn, nhiễm trùng, bị thương (có thể do việc cạo râu, ria mép gây ra) … sẽ dẫn đến tình trạng tăng sắc tố sau viêm, da sẽ xuất hiện các vết thâm, nám. Các vết tối màu này có thể sẽ hết sau 1 thời gian, tuy nhiên, nếu bạn không chăm sóc da đúng cách thì vết thâm sạm quanh miệng có thể sẽ phát triển sậm màu hơn.
Một số yếu tố khác
Di truyền: Nếu có người trong gia đình bạn mắc phải nám da, bạn có nguy cơ cao cũng sẽ dễ gặp phải nám quanh miệng.
Lão hóa da: Khi da lão hóa, khả năng tái tạo da giảm, và sự thay đổi về màu sắc có thể xuất hiện, bao gồm cả nám quanh miệng.
Tình trạng da đặc biệt: Những bạn có vùng da quanh miệng nhạy cảm thể dễ dàng bị kích thích và gây nám quanh miệng khi tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng như ánh nắng mặt trời.
Cách điều trị nám quanh miệng
Sử dụng kem trị nám
Đây là cách phổ biến nhất để điều trị nám trên da mặt. Có nhiều loại kem trị nám chứa các thành phần làm trắng da như axit glycolic, axit hyaluronic, axit kojic, và hydroquinone. Các loại kem này giúp làm giảm sự xuất hiện của nám, tuy nhiên, vùng da quanh miệng là vùng da có nhiều mạch máu và dây thần kinh nên khá nhạy cảm. Do đó bạn cần phải lựa chọn sản phẩm trị nám nhẹ dịu và không gây kích ứng cho da.
Trong đó số đó hoạt chất Hydroquinone được đánh giá là hoạt chất ức chế melanin mạnh, không an toàn nếu tự ý sử dụng và cần phải được sử dụng theo kê đơn và theo dõi từ bác sĩ da liễu. Còn Alpha Arbutin và Pycnogenol là 2 hoạt chất trị nám phổ biến, ít gây kích ứng da, được dùng rộng rãi và không cần phải kê đơn.
Các phương pháp thẩm mỹ
Đây là cách xử lý nám da mặt vùng má dành cho những trường hợp mắc phải tình trạng nám nặng, nám lâu năm. Có nhiều phương pháp thẩm mỹ trị nám nhưng phổ biến nhất là sử dụng laser để tác động trực tiếp lên các vùng da nám. Phương pháp này tuy có thể mang lại kết quả trị các loại nám cứng đầu nhưng cũng có những khuyết điểm như: chi phí cao, phải thực hiện nhiều lần, nám có khả năng tái sau 1 thời gian nếu không chăm sóc tốt. Đặc biệt là bạn phải tìm hiểu kỹ về cách thẩm mỹ trị nám phù hợp và lựa chọn nơi thực hiện thẩm mỹ uy tín.
Thăm khám với chuyên gia da liễu
Nếu tình trạng nám quanh miệng của bạn cứ kéo dài và đã thực hiện nhiều phương pháp trị nám khác nhau nhưng vẫn không cải thiện thì tốt nhất là bạn nên đến tham khám tại bệnh viện da liễu. Các chuyên gia sĩ da liễu có thể đánh giá tình trạng da của bạn và đề xuất các phương pháp điều trị phù hợp như sử dụng kem trị nám với các hoạt chất nào, kê đơn thuốc hoặc các liệu pháp thẩm mỹ riêng biệt.
Cách ngăn ngừa nám quanh miệng
Sử dụng kem chống nắng hàng ngày: Chọn kem chống nắng có SPF cao và sử dụng hàng ngày, ngay cả trong những ngày trời không quá nắng hoặc ở trong nhà, để bảo vệ da khỏi tác động của tia UV.
Đeo khẩu trang: Khi đi ra ngoài trời nắng, ngoài việc sử dụng kem chống nắng, bạn nên đeo thêm khẩu trang nhất là các loại khẩu trang có khả năng chống tia UV để ngăn ngừa ánh nắng gây nám da.
Chăm sóc sức khỏe tổng thể: Ăn uống cân đối và việc tập thể dục đều có thể cải thiện sức khỏe da và giảm nám quanh miệng.
Cân nhắc việc sử dụng thuốc có khả năng gây thay đổi nội tiết tố: Trước khi sử dụng các loại thuốc có khả năng gây thay đổi nội tiết tố như: thuốc tránh thai, thuốc chứa thành phần Estrogen… Bạn nên tham vấn ý kiến từ chuyên gia trước khi sử dụng.
Xem thêm: Quy Tắc Trong Chăm Sóc Da Nám Giúp Cải Thiện Sạm Nám Hiệu Quả
Bài viết liên quan: