Nhắc đến làn da, chúng ta thường tập trung chăm sóc cho khuôn mặt mà quên mất về vùng da cổ quan trọng. Da cổ, mặc dù ít được chú ý, nhưng lại là một phần quan trọng thể hiện sự tự tin và nét đẹp tự nhiên. Một vấn đề phổ biến mà nhiều người phải đối mặt là tình trạng da cổ sạm đen. Vì vậy bạn hãy cùng MIRI tìm hiểu về nguyên nhân, biểu hiện và cách cải thiện tình trạng này qua bài viết sau đây nhé.
Nguyên nhân da cổ sạm đen

Gia tăng insulin: Nồng độ hormone insulin sẽ tăng lên bất thường do một số nguyên nhân gây nên hiện tượng cổ bị đen sạm. Nguyên nhân gây tăng insulin có thể đến từ các bệnh lý như: đái tháo đường, buồng trứng đa nang…
Béo phì: Béo phì thường liên quan đến tăng mức đường huyết và insulin, góp phần vào sự gia tăng sản xuất melanin, làm cho da trở nên sạm đen.
Dị ứng mỹ phẩm: Một số thành phần trong mỹ phẩm dưỡng da body khi thoa lên cổ có thể gây dị ứng và kích thích da, dẫn đến việc sản xuất melanin nhiều hơn.
Tác động từ môi trường: Tiếp xúc liên tục với ô nhiễm không khí và tác động của tia từ ánh sáng mặt trời UV mà không có biện pháp bảo vệ có thể gây hại cho da cổ, khiến nó trở nên sạm đen.
Tiết mồ hôi và dầu: Sự tăng sản xuất dầu và tiết mồ hôi ở khu vực cổ có thể làm tăng khả năng bám bẩn và gây tắc nghẽn lỗ chân lông, gây mụn, gây tích tụ da chết và làm đen sạm da.
Suy giáp: Là Căn bệnh suy giảm hoạt động tuyến giáp thường xuất hiện kèm theo tình trạng Acanthosis Nigricans phát triển đột ngột. Điều này là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự xuất hiện của các vùng da tối đen trên cơ thể, đặc biệt là ở vùng cổ.
Rối loạn sắc tố bẩm sinh: Một số người có rối loạn sắc tố bẩm sinh, khiến da cổ có màu sẵn có xu hướng đen hơn.
Biểu hiện của da cổ sạm đen

Mất đồng đều màu: Da cổ trở nên không đồng đều màu, có thể xuất hiện các vùng tối đen, tạo sự chênh lệch màu rõ ràng so với các khu vực khác trên cơ thể.
Da thô ráp: Vùng da bị sạm đen ở cổ có thể trở nên thô ráp, kém mịn màng hơn so với những vùng da còn lại.
Da dễ kích ứng: Da cổ bị sạm đen do các yếu tố có thể gặp phải tình trạng ngứa và kích ứng, đặc biệt khi tiếp xúc với môi trường bên ngoài.
Cách cải thiện da cổ bị sạm đen
Sử dụng sản phẩm thoa ngoài

Nếu muốn làm sáng vùng da cổ bị sạm đen một cách hiệu quả, có thể xem xét việc loại bỏ tình trạng da tối màu bằng cách sử dụng các sản phẩm dưỡng trắng da có chứa các thành phần làm sáng da và ức chế sự tăng sinh của melanin như: Alpha – Arbutin, Vitamin C, Niacinamide, Kojic Acid… Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng mỗi loại da có nhu cầu khác nhau, vì vậy hãy tham khảo ý kiến của chuyên gia da liễu để tìm ra sản phẩm phù hợp nhất cho da bạn.

Chăm sóc da đúng cách

Giữ cho vùng da cổ sạch sẽ: Khi tắm nên chú ý vệ sinh vùng da cổ sách sẽ vì vùng này rất dễ bị bám bụi bẩn và mồ hôi. Sử dụng kem tẩy tế bào chết nhẹ hoặc sản phẩm chứa axit alpha hydroxy để loại bỏ tế bào chết định kì 2 -3 lần/ tuần.
Dưỡng ẩm da: Sử dụng các sản phẩm chăm sóc da chứa các thành phần dưỡng ẩm như axit hyaluronic, vitamin E, và niacinamide để tái tạo và duy trì độ ẩm cho da cổ.
Tránh hóa chất gây kích ứng: Tránh sử dụng các sản phẩm chăm sóc da có chứa hóa chất có thể gây kích ứng, và thử nghiệm sản phẩm mới trên một phần nhỏ da trước khi sử dụng.
Chống nắng hàng ngày: Cần dùng kem chống nắng hàng ngày để bảo vệ da khỏi tác động có hại của tia UV. Chọn kem chống nắng với chỉ số SPF cao và nên chú ý thoa lên cả vùng cổ để bảo vệ vùng da này không bị sạm đen.
Thăm khám y tế
Nếu bạn nghi ngờ hiện tượng sạm đen da vùng cổ của mình có liên quan đến các vấn đề về sức khỏe (suy giáp, rối loạn sắc tố, tiểu đường…) thì hãy thăm bác sĩ để được tư vấn và điều trị các tình trạng y tế có thể gây ảnh hưởng đến da một cách phù hợp nhất.
Điều chỉnh chế độ sống lành mạnh
Chế độ ăn uống sức khỏe: Bổ sung chế độ ăn uống của bạn với thực phẩm giàu vitamin C, E, và khoáng chất như zinc để hỗ trợ quá trình tái tạo da và ngăn chặn sự hình thành melanin.
Tập thể dục đều đặn: Hoạt động thể chất thường xuyên giúp cải thiện sự tuần hoàn máu, tăng cường sức khỏe toàn diện của da và ngăn chặn sự hình thành da sạm đen.
Bài viết liên quan: