Dưỡng trắng da là xu hướng làm đẹp được đa số chị em phụ nữ nhất là phụ nữ Đông Nam Á ưa chuộng. Tuy nhiên nhiều bạn vẫn tự hỏi vì sao mình đã thoa kem dưỡng trắng da mỗi ngày nhưng da vẫn sạm màu và không có dấu hiệu cải thiện ? Điều đó chứng tỏ có thể thói quen hằng ngày của bạn đã làm ảnh hướng đến việc dưỡng trắng da của mình rồi đấy. Qua bài viết sau đây hãy cùng MIRI điểm mặt những lý do khiến bạn dưỡng da hoài nhưng lại không trắng như mong muốn nhé.
Nguyên nhân dưỡng da không trắng
Quên dùng kem chống nắng
Ánh nắng mặt trời với các tia UVA/ UVB và ánh sáng xanh là nguyên nhân hàng đầu làm làn da không trắng nổi mà còn bị sạm đen. Nếu chỉ thoa kem dưỡng trắng mà không bảo vệ da đúng cách, mọi cố gắng làm đẹp của bạn sẽ không thể có kết quả tốt mà ngược lại còn khiến da đen hơn lúc ban đầu. Ngoài ra ánh nắng mặt trời còn dẫn đến các vấn đề da khác như: lão hóa da, mụn, thâm,… và giảm sức khỏe làn da.
Không tẩy tế bào chết cho da
Da của chúng ta có 1 chu kỳ thay da tự nhiên, các lớp tế bào già cỗi sẽ từ từ bong tróc tạo thành lớp sừng chết trên da. Lớp sừng chết này nếu không được làm sạch sẽ tích tụ trên da, kèm theo cả bụi bẩn dễ dàng làm bít các lỗ chân lông. Hậu quả là làm da bị nổi mụn, sạm màu và khó hấp thụ những dưỡng chất từ các sản phẩm dưỡng mà bạn đang sử dụng.
Dùng kem dưỡng da quá nhiều
Nhiều người nghĩ rằng thoa kem dưỡng da càng nhiều thì da sẽ càng nhanh trắng. Sự thật là việc làm này vừa gây lãng phí mỹ phẩm của bạn lại vừa làm giảm đi hiệu quả của sản phẩm dưỡng da mà bạn đang dùng. Làn da của chúng ta chỉ có thể chấp nhận thẩm thấu một lượng kem dưỡng da nhất định, khi bạn dùng quá nhiều, lượng kem dưỡng sẽ khiến lỗ chân lông bị bít tắc, gây ra mụn, viêm nhiễm và làm da yếu hơn.
Sử dụng các sản phẩm tẩy trắng da
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm kem dưỡng trắng trôi nổi có chứa thành phần tẩy da mạnh. Những sản phẩm làm trắng da cấp tốc thường có chứa lượng chất tẩy cao nên sẽ làm da bạn trắng tức thì nhưng bên cạnh đó cũng khiến da bị bào mòn theo. Làn da tuy có trắng nhưng chưa kịp đẹp thì bạn đã lập tức phải đối mặt với những vấn đề da như: kích ứng, nhiễm độc da, lão hóa,…
Xem thêm: Cách Phân Biệt Kem Trắng Da Mặt Tốt Và Không Tốt Mà Bạn Cần Biết
Cách khắc phục thói quen dưỡng trắng da
Luôn chống nắng bảo vệ da
Việc chống nắng bảo vệ da là vô cùng quan trọng, ban ngày bạn cần hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời từ 10h -15 giờ vì trong thời gian này ánh nắng mặt trời hoạt động ở cường độ cao rất dễ gây hại da. Nên dùng kem chống nắng có chỉ số từ SPF từ 30 trở lên và PA ít nhất là PA+++, ngay cả khi ở trong nhà hay đi ra ngoài vào buổi sáng để đảm bảo da được bảo vệ tốt nhất. Không quên kết hợp che chắn cẩn thận bằng trang phục dày, nón, khẩu trang,… khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
Tập thói quen tẩy da chết định kỳ
Lớp tế bào chết sẽ khiến da xỉn màu và cản trở việc hấp thu dưỡng chất từ các sản phẩm dưỡng. Chính vì vậy, bạn nên tập cho mình thói quen tẩy tế bào chết cho da định kỳ từ 1 – 2 lần/ tuần. Hãy chọn những sản phẩm tẩy da chết vật lý hoặc hóa học có thành phần dịu nhẹ đảm bảo da được làm sạch tối ưu nhất mà vẫn đảm bảo an toàn cho da.
Dùng vừa đủ lượng kem dưỡng trắng
Kem dưỡng trắng da chỉ phát huy tác dụng tốt khi bạn sử dụng đúng lượng kem cần thiết. Tốt nhất, bạn chỉ nên dùng một lượng kem dưỡng trắng vừa đủ như hướng dẫn trên từng sản phẩm và thời gian dùng tầm 1 – 2 lần/ ngày tùy theo sản phẩm mà bạn đang sử dụng.
Chỉ nên dùng các sản phẩm dưỡng trắng lành tính
Để tránh da bị kích ứng và gặp phải tổn thương không đáng có từ những sản phẩm kem dưỡng trắng da trôi nổi không rõ nguồn gốc. Dù có nôn nóng có được làn da trắng nhưng bạn tuyệt đối đừng liều lĩnh sử dụng sản phẩm tẩy trắng da . Bạn nên chọn các sản phẩm dưỡng có thành phần làm trắng da an toàn như: Niacinamide, Alpha Arbutin, Vitamin C,… để đảm bảo da trắng sáng tự nhiên và khỏe mạnh.
Dưỡng trắng da sẽ không còn là vấn đề khó nếu như bạn có kiên nhẫn chăm sóc và duy trì những thói quen tốt mỗi ngày để vừa có được làn da trắng sáng tươi tắn vừa đảm bảo an toàn cho làn da của mình.
Bài viết liên quan: