Vấn đề về mụn luôn luôn là nỗi quan tâm và lo lắng của nhiều người. Mụn cũng tồn tại ở nhiều dạng khác nhau, trong đó mụn không nhân, mụn viêm không nhân được xem là 1 trong những loại mụn khá khó xử lý và điều trị hơn so với những loại mụn thông thường khác. Bên cạnh đó, nếu không điều trị mụn đỏ không nhân đúng cách sẽ rất dễ dẫn đến lây lan và để lại sẹo. Chính vì vậy, qua bài viết này, MIRI sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về mụn không nhân, nguyên nhân hình thành cũng như cách điều trị thích hợp và an toàn.
Mụn không nhân là gì?
Mụn không nhận là dạng mụn biến thể nặng từ mụn trứng cá, mụn bọc khi chúng ta không xử lý kịp thời gây nên viêm nhiễm và hình thành ổ vi khuẩn. Mụn không nhân không phải là do chúng không có nhân mụn mà thật tế là nhân mụn của chúng nằm sâu dưới da nên mặc dù sưng đỏ, ta vẫn không thấy được nhân mụn. Mụn không nhân khi tiến triển nặng, mụn sẽ ngày càng to và gây ra các cơn đau nhức khó chịu mỗi khi chạm vào. Mụn không nhân có thể xuất hiện riêng lẻ hoặc theo từng cụm trên da.
Mụn không nhân có thể xuất hiện ở nhiều lứa tuổi khác nhau nhất là vào những giai đoạn dậy thì, phụ nữ trước và sau sinh, phụ nữ ở thời kỳ mãn kinh hoặc tiền mãn kinh… Vì không thể thấy được nhân mụn nên loại mụn này được các chuyên gia đánh giá là khá khó trị và các ổ viêm nhiễm dễ tái phát.
Sự hình thành của mụn viêm không nhân
Mụn viêm không nhân được hình thành dưới tác động của 4 yếu tố chính, đó là: tăng tiết bã nhờn, sừng hóa lỗ chân lông, sự phát triển của vi khuẩn Propionibacterium Acnes (P. Acnes) và giai đoạn viêm nhiễm:
Tăng tiết bã nhờn: Sự thay đổi hormone tuổi dậy thì hoặc sự mất cân bằng nội tiết tố.
Sừng hóa lỗ chân lông: Chất nhờn kết hợp với tế bào chết, khói bụi tích tụ ở lỗ chân lông khiến da bị tắc nghẽn, xuất hiện vi nhân mụn (mụn đầu trắng, mụn đầu đen, mụn ẩn).
Giai đoạn thâm nhập của vi khuẩn P. Acnes: Vi khuẩn này thường sống trên da và vô hại, khi lỗ chân lông quá bít tắc sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn này sinh sôi nảy nở.
Giai đoạn viêm nhiễm: Da có cơ chế tự bảo vệ, khi vi khuẩn P. Acnes phát triển mạnh thì bạch cầu được cơ thể điều động để tiêu diệt vi khuẩn này, gây ra phản ứng viên lúc sẽ tạo nên mụn bọc, mụn trứng cá, mụn mủ… Khi các loại mụn này không được can thiệp kịp thời bước tiếp theo nó sẽ hình thành các vết sưng tấy trên da các nhân mụn bắt đầu ẩn sâu dưới da tạo nên mụn viêm không nhân.
Nguyên nhân hình thành mụn không nhân
Thay đổi hoocmon: Sự rối loạn hoocmon, nội tiết tố khiến tăng sinh tiết bã nhờn – nguyên nhân chính gây nên tình trạng mụn.
Chăm sóc da sai cách: Làm sạch da mặt không kỹ sẽ khiến lỗ chân lông bị tắc nghẽn, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công.
Ăn thực phẩm không tốt: Các món ăn dầu mỡ, cay nóng, đường ngọt…khiến da yếu đi và dễ viêm nhiễm.
Dùng sai mỹ phẩm: Sử dụng các loại mỹ phẩm có kết cấu dày, chứa thành phần dầu hoặc Corticoid sẽ làm da dễ bị mụn viêm hơn.
Xử lý mụn viêm sai cách: Vì mụn không nhân được hình thành do sự trở nặng của mụn viêm nên khi mụn viêm không được xử lý đúng cách hoặc không xử lý kịp thời sẽ làm hình thành nên mụn viêm không nhân một cách nhanh chóng.
Một số nguyên nhân khác: Ô nhiễm môi trường, tia UV, nắng nóng, makeup quá thường xuyên… cũng là những nguyên nhân khiến tình trạng mụn viêm nặng nề hơn.
Cách trị mụn không nhân an toàn
Thăm khám bác sĩ da liễu
Vì mụn không nhân là sự trở nặng của các loại mụn viêm do đó, việc đầu tiên bạn cần làm khi gặp phải vấn đề mụn này là đi thăm khám bác sĩ da liễu để có hướng xử lý phù hợp. Tránh việc tự ý sử dụng các biện pháp trị mụn kém an toàn vì như vậy sẽ càng làm tình trạng mụn viêm không nhân thâm trầm trọng hơn.
Làm sạch da
Để hạn chế bụi bẩn và vi khuẩn tấn công vào da làm cho mụn không nhân trở nên nặng hơn, bạn cần chú ý làm sạch mặt với những sản phẩm rửa mặt phù hợp. Tốt nhất là nên dùng các loại sữa rửa mặt dịu nhẹ, không chứa các thành phần tẩy rửa mạnh để tránh làm tổn thương da.
Sử dụng sản phẩm trị mụn
Đối với da bị mụn viêm không nhân cần sử dụng các loại sản phẩm trị mụn đặc biệt có chứa các hoạt chất kháng viêm, kháng khuẩn và hỗ trợ kiểm soát nhờn nhằm cải thiện tình trạng viêm nhiễm trên da. Một số hoạt chất trị mụn hiệu quả thường được sử dụng như: BHA, AHA, Acnacidol, Benzoyl peroxide… Nên sử dụng các sản phẩm trị mụn được bác sĩ khuyên dùng để đạt được hiệu quả cao và đảm bảo an toàn nhất cho da.
Dưỡng ẩm
Làn da mụn rất cần được cung cấp dưỡng chất và độ ẩm cần thiết để cân bằng lượng dầu và nước trên da, hạn chế tình trạng tiết nhờn quá mức do thiếu ẩm gây nên mụn viêm trầm trọng hơn. Nên chọn các sản phẩm dưỡng ẩm có kết cấu mỏng nhẹ và không chứa thành phần dầu khoáng.
Bài viết liên quan: