Các nốt mụn, nhất là mụn có nhân thường được khuyên là nên loại bỏ nhân mụn trước để giúp cho công cuộc trị mụn hiệu quả hơn. Tuy nhiên, để loại bỏ nhân mụn thì bạn cũng cần phải đến những nơi lấy nhân mụn đảm bảo vệ sinh, an toàn đặc biệt là việc chăm sóc da sau khi lấy nhân mụn cũng vô cùng quan trọng. Có nhiều câu hỏi đặt ra cho vấn đề chăm sóc da sau khi lấy nhân mụn, trong đó câu hỏi “sau khi nặn mụn có nên đắp mặt nạ không?” là câu hỏi đang được rất nhiều người quan tâm. Để trả lời cho câu hỏi này, MIRI mời bạn cùng xem qua bài viết sau đây nhé.
Những vấn đề da có thể phát sinh sau nặn mụn
Da sưng tấy, đỏ: Sau khi vừa nặn mụn xong, da của bạn sẽ có thể có những phản ứng sưng đỏ do tác động của suốt quá trình nặn mụn gây ra. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ giảm bớt sau đó khi da dịu lại, thời gian phục hồi còn tùy vào cơ địa của từng người.
Sẹo rỗ: Áp lực từ quá trình nặn mụn lên da có thể để lại tổn thương ở tế bào da bên dưới từ đó dẫn đến sẹo rỗ. Vấn đề này thường xảy ra khi bạn nặn mụn không đúng cách, tự ý nặn mụn tại nhà, nặn mụn không đảm bảo vệ sinh an toàn và không chăm sóc da sau nặn mụn.
Thâm, sạm: Nặn mụn làm cho vùng da bị tổn thương, từ đó gây nên phản ứng viêm trên da, chúng kích thích tế bào da tăng sinh melanin tại vùng da bị viêm nhiễm và tạo nên hiện tượng tăng sắc tố sau viêm mà chúng ta hay gọi là thâm mụn. Vết thâm có thể nhạt hay đậm màu tùy thuộc vào mức độ viêm nhiễm của vùng da đó.
Mụn tái phát: Sau khi nặn mụn, nếu da không được chăm sóc đúng cách cũng rất dễ dẫn đến việc mụn quay trở lại.
Nhiễm trùng: Nếu nặn mụn với những thiết bị kém vệ sinh hoặc dùng tay nặn mụn thì rất dễ dẫn đến việc nhiễm trùng cho vùng da bị mụn, từ đó khiến tình trạng mụn càng trở nên nặng nề hơn.
Sau nặn mụn có nên đắp mặt nạ không?
Để tránh những vấn đề da thường gặp sau khi nặn mụn, da bạn cần phải được chăm sóc đặc biệt trong thời gian sau khi lấy nhân mụn để da mau phục hồi và tránh các tình trạng viêm nhiễm xảy ra. Những sản phẩm dành cho da sau nặn mụn thường là các sản phẩm chứa các thành phần giúp kháng viêm, cung cấp dưỡng chất giúp phục hồi tế bào da, nhanh lành vết thương trên da như các loại serum, kem dưỡng khác nhau và trong đó việc đắp mặt nạ sau nặn mụn cũng là một cách để giúp da phục hồi hiệu quả. Ngoài ra việc đắp mặt nạ sau nặn mụn còn mang đến những lợi ích như: làm dịu da, giảm cảm giác căng tức sau khi nặn mụn, hạn chế sẹo mụn, thâm mụn…
Loại mặt nạ nào nên đắp sau nặn mụn
Không phải loại mặt nạ nào cũng phù hợp để đắp sau khi nặn mụn. Một số loại mặt nạ thường dùng để đắp sau quá trình lấy nhân mụn sẽ là:
Mặt nạ làm dịu da: Là loại mặt nạ có chứa các thành phần giúp làm dịu làn da, giảm cảm giác căng tức và khó chịu của da sau nặn mụn. Thường loại mặt nạ này sẽ có chứa các thành phần làm dịu da từ tự nhiên như: rau má, nha đam, cây phỉ (witch hazel) …
Mặt nạ phục hồi: Mặt nạ phục hồi da nhạy cảm là những loại mặt nạ có thành phần nhẹ dịu, an toàn, không gây kích ứng da và chứa các thành phần giúp cung cấp dưỡng chất cần thiết cho các tê tế bào da như các loại vitamin, peptide khác nhau.
Mặt nạ kháng viêm: Dòng mặt nạ này sẽ có chứa các hoạt chất giúp kháng viêm, kháng khuẩn hỗ trợ trị mụn và làm dịu da như: retinol, trà xanh, tràm trà, rau má… Giúp cho da sau khi nặn mụn tránh được tình trạng viêm nhiễm, giảm hiện tượng tăng sắc tố sau viêm và hạn chế việc mụn phát triển trở lại.
Những lưu ý khi sử dụng mặt nạ sau nặn mụn
- Không nên đắp mặt nạ ngay lập tức sau khi nặn mụn mà hãy để da ổn định sau vài tiếng rồi đắp nhằm hạn chế kích ứng trên da.
- Không nên đắp mặt nạ dạng lột, dạng có hạt sau khi nặn mụn vì những loại mặt nạ này sẽ làm xước và tổn thương đến làn da đang nhạy cảm của bạn.
- Nên duy trì đắp mặt nạ 1 tuần từ 2-3 lần để da nhanh phục hồi.
Xem thêm: Mặt Nạ Phục Hồi Da Là Gì? Những Làn Da Nào Nên Dùng Mặt Nạ Phục Hồi?
Bài viết liên quan: