Mụn nước là vấn đề da mà mọi lứa tuổi đều có thể gặp phải, chúng gây cảm giác khó chịu, ngứa ngáy hoặc thậm chí là đau rát kéo dài cho người mắc phải. Mụn nước cần phải được xác định nguyên nhân hình thành cũng như cách xử lý kịp thời để mụn không bị vỡ, gây nhiễm trùng hoặc diễn biến nặng hơn. Để hiểu rõ về mụn nước và cách điều trị thích hợp, MIRI mời bạn cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.
Mụn nước là gì?

Mụn nước là những nốt mụn nổi trên da bên trong có chứa dịch lỏng, chất dịch này có thể có màu trắng, vàng, có chứa mủ hoặc lẫn cả máu tùy vào mức độ viêm nhiễm. Mụn nước thường có kích thước nhỏ, trung bình là 5mm, mọc đơn lẻ hoặc theo cụm, những nốt mụn nước to hơn được gọi là “bóng nước”. Mụn nước thường xuất hiện ở nhiều vị trí trên cơ thể như: tay, chân, ngực, cổ, quanh bọng mắt… Mụn nước xuất hiện thường sẽ kèm theo các triệu chứng trên da như: ngứa, nóng rát, … hoặc biểu hiện toàn thân như: đau nhức cơ, sốt, mệt mỏi…
Nguyên nhân gây nên mụn nước
Có 2 nguyên nhân chính dẫn đến việc cơ thể bị nổi mụn nước đó là do dị ứng hoặc do mắc một số bệnh lý về da.
Dị ứng/ Viêm da dị ứng

- Dị ứng do các hoạt chất trong mỹ phẩm hoặc sử dụng mỹ phẩm có thành phần gây hại da.
- Dị ứng do môi trường ô nhiễm, độc hại, nguồn nước không vệ sinh…
- Dị ứng do thực phẩm, thức ăn.
- Dị ứng do thời tiết
Bệnh lý về da

- Bệnh chàm eczema
- Nhiễm trùng tụ cầu
- Zona thần kinh
- Thủy đậu
- Bệnh Herpes
- Bệnh rôm sảy (thường ở trẻ em)
- Bệnh ghẻ nước
- Nhiễm trùng nang lông
- Bóng nước tự miễn
Và một số bệnh lý khác
Xử lý mụn nước như thế nào?
Trường hợp nhẹ

Với trường hợp nhẹ bạn có thể tự xử lý mụn nước ở nhà bằng cách:
- Vệ sinh vùng bị mụn nước với nước muối sinh lý.
- Thoa thuốc bôi ngoài để mụn nước nhanh khô (thuốc bôi trị ghẻ nước, thuốc xanh…)
- Cố gắng giữ cho mụn nước tự khô bị vỡ, không gãi lên vết mụn.
- Tránh để mụn nước ma sát. Có thể dùng băng gạc để bảo vệ vùng bị nổi mụn nước.
- Mặc quần áo thoải mái và luôn thay quần áo sạch.
Trường hợp nặng

Với những trường hợp mụn nước nặng như:
- Vùng bị nổi nhiều, bóng nước to gây đau nhức kéo dài.
- Mụn nước có kèm theo những triệu chứng có thể như: đau rát, sốt, ớn lạnh…
- Mụn nước xuất hiện ở những bộ phận nhạy cảm như: vùng quanh mắt, khu vực bộ phận sinh dục…
Trong các trường hợp này thì bạn nên đến bác sĩ da liễu để thăm khám cũng như được tư vấn cho cách xử lý mụn nước phù hợp nhất. Thông thường các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc uống và thuốc bôi ngoài, với trường hợp bóng nước lớn cần xử lý loại bỏ dịch mủ thì bác sĩ sẽ dùng dụng cụ y khoa chuyên dụng để thiện. Sau khi dịch được lấy đi, bạn cần chăm sóc vùng da đã được xử lý bằng cách thoa thuốc và giữ vệ sinh để vết thương có thể nhanh lành.
Bị mụn nước cần lưu ý điều gì?

- Cần xác định chính xác nguyên nhân gây nên mụn nước để có thể chọn lựa phương pháp điều trị và phòng ngừa phù hợp.
- Chế độ ăn uống cũng góp phần quan trọng trong việc điều trị mụn nước. Bạn cần ăn uống các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe, hạn chế ăn đồ dầu, mỡ, cay, nóng, bổ sung nhiều rau xanh trong khẩu phần ăn và uống nhiều nước lọc.
- Trong thời gian điều trị mụn nước, bạn không nên uống bia, rượu, sử dụng thuốc lá và chất kích thích, giảm thiểu tình trạng stress.
- Hạn chế tối đa các tác động bên ngoài lên các vết mụn nước như: gãi, cọ sát vùng da bị mụn…
- Nếu đang sử dụng thuốc kê đơn từ bác sĩ thì bạn nên duy trì sử dụng điều độ theo lộ trình điều trị, tránh tự ý dùng thuốc bừa bãi.
Xem thêm: Mụn Thịt Là Gì? Làm Sao Để Điều Trị Mụn Thịt Dứt Điểm?
Bài viết liên quan: